PhamDuy.com - Trang web lưu giữ di sản âm nhạc Phạm Duy
  • pd showcase01 976x400
  • pd showcase02 1200x400
  • pd showcase03 1200x400
  • pd showcase04 1200x400
  • pd showcase05 1200x400
  • pd showcase06 1200x400
  • pd showcase08 1200x400
  • pd showcase09 1200x400
  • PD Paintings
  • 2003 1200x400

Thời kỳ Thứ Ba - Từ thế kỷ XIX tới trước thế chiến II

Tới thời gian này, Nhạc Việt khởi sự suy vi, nhất là sau khi Pháp tới cai trị Việt Nam. Tất cả những giá trị văn hoá, văn nghệ của người xưa để lại không còn được coi trọng nữa. Nhạc quyền quý coi như đứng khựng lại.

Trong nhạc dân gian, vài ba loại ca kịch nhạc sẵn có như Tuồng, Chèo... nếu muốn sinh tồn thì phải cải biến đi. Tuồng Cổ trở thành Tuồng Cải Lương. Người thực hiện cuộc cải lương trong ngành Tuồng là Trần Phềnh.

Chèo Thôn Ổ trở thành Chèo Cải Lương hay Chèo Văn Minh. Nguyễn Ðình Nghị có thể coi là ngưỡi đã thay đổi làm sao cho chèo nông thôn phù hợp với khán thính giả trong thành phố.

Rồi từ Tuồng Cải Lương, thoát thai ra Cải Lương Nam Kỳ mà mọi yếu tố nghệ thuật đều hấp dẫn hơn trước. Những người cha đẻ của sân khấu mới mẻ này là Tống Hữu Ðịnh, Năm Châu, Tư Chơi, Phùng Há, Năm Phỉ...

Ðồng thời, sau khi Việt Nam bị Pháp cai trị và người Việt có sự tiếp súc với Nhạc Âu Tây thì từ thập niên 30 trở đi, có thêm sự phát triển của ngành nhạc với các loại Nhạc Cải Cách, về sau được gọi là Tân Nhạc. Những người tiên phong của làng nhạc cải cách là Nguyễn Văn Tuyên, Thẩm Oánh, Dương Thiệu Tước...

Kịch Nói soạn theo trường phái Tây Phương cũng ra đời cùng với Ca Nhạc Việt Nam Cải Cách hay Cải Lương.


Phạm Duy